Những sinh vật đặc hữu ở ‘nóc nhà’ tỉnh Gia Lai – Ông Điền Farm

Những sinh vật đặc hữu ở 'nóc nhà' tỉnh Gia Lai - Ông Điền Farm

Được ví như “nóc nhà” của tỉnh Gia Lai, đỉnh núi Kon Ka Kinh thuộc nhóm những Vườn di sản ASEAN với đa dạng sinh học cao, nằm trong vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích hơn 42.000 ha, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 50 km, phân bố ở 5 xã: Đăk Roong, Kroong, Kron Pne, huyện K’Bang; Hà Đông, huyện Đăk Đoa; Ayun, huyện Mang Yang.

Kon Ka Kinh cao 1.748 m là đỉnh núi cao nhất trên cao nguyên Pleiku và được mệnh danh là “nóc nhà” của tỉnh Gia Lai.

Vườn Quốc gia có các kiểu rừng chính như: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; rừng kín hỗn giao lá rộng – lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp – kiểu rừng chỉ thấy ở Kon Ka Kinh trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam; rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (diện tích nhỏ); kiểu phụ thứ sinh nhân tác (rừng kín lá rộng thường xanh nghèo kiệt, rừng kín thường xanh phục hồi, rừng le, nứa, rừng trồng, đất trống, trảng cỏ…).

Chà vá chân xám hay Voọc chà vá, tên khoa học Pygathrix cinerea, là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở khu vực trung Trường Sơn, trên địa bàn năm tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và Gia Lai, Việt Nam. Số lượng của quần thể ước khoảng 550 – 700 con.

Năm 2016, Tổ chức Động Thực vật Hoang dã Quốc tế Fauna & Flora International – Chương trình tại Việt Nam đã công bố việc phát hiện quần thể 500 cá thể chà vá chân xám tại Tây Nguyên Việt Nam và nâng tổng số lượng loài này lên 1000.

Kon Ka Kinh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21độ C đến 25 độ C.

Khu vực đỉnh Kon Ka Kinh chịu tác động của quy luật giảm nhiệt độ theo đai cao nên có nhiệt độ dưới 15 độ C. Tổng lượng mưa trung bình năm biến động từ 2.000 – 2.500 mm. Độ ẩm bình quân năm 80%.

Sả đầu nâu, tên khoa học Halcyon smyrnensis, một loài chim thuộc họ Sả. Loài này phân bố rộng rãi ở Á – Âu, phía đông khắp Nam Á đến philippines.

Trong phần lớn phạm vi phân bố, đây là loài định cư, dù nhiều quần thể có di cư khoảng ngắn. Nó được tìm thấy ở chỗ xa vùng nước nơi có nhiều con mồi gồm bò sát nhỏ, lưỡng cư, cua, gặm nhấm nhỏ và thậm chí cả chim khác.

7 loài chim như (khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu Kon Ka Kinh-loài mới được phát hiện cho khoa học trong vòng 30 năm trở lại đây ở khu vực châu Á, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn và thầy chùa đít đỏ).

Nhông hàng rào, tên khoa học Calotes versicolor, một loài thằn lằn được tìm thấy phân bố rộng rãi ở châu Á. Nó cũng được giới thiệu ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có 428 loài động vật, trong đó 42 loài thú, 130 loài chim (thuộc 11 bộ, 34 họ), 51 loài bò sát – lưỡng cư; 205 loài bướm thuộc 10 họ trong bộ cánh vây.

Cầy hương, tên khoa học Viverricula indica, một loài thuộc họ cầy, được tìm thấy trong khu vực Đông Nam Á. Chúng là các sinh vật sống trên mặt đất và chủ yếu sinh sống trong các khu vực rậm cỏ hay cây bụi thấp như nương rẫy ven suối.

Thác 95 cao trên 45 m là thác nước lớn và đẹp nhất trong Vườn Quốc gia. Ngoài ra có thác Nàng Tiên, thác Ba tầng…

Lực lượng bảo vệ rừng đi thực địa, đo đạc, xác định ranh giới vườn quốc gia.

Ông Ngô Văn Thắng, Phó giám đốc phụ trách Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cho biết, cán bộ công nhân viên bảo vệ rừng có nguồn thu nhập chính là tiền lương. Công việc áp lực cao, làm việc luân phiên ngày và đêm bất kể mưa bão để bảo vệ rừng… trong khi lương và các khoản phụ cấp còn thấp, không có ưu đãi nghề hoặc phụ cấp độc hại… nên đời sống cán bộ gặp nhiều khó khăn. “Nhiều cán bộ không chịu được áp lực phải xin nghỉ việc”, ông Thắng nói.

Làng Kon Bông, xã Đăk Rong, huyện K’bang nằm ở vùng đệm Vườn Quốc gia. Người dân Ba Na chủ yếu trồng lúa nước, chăn nuôi và tham gia bảo vệ rừng. Người dân thuộc 18 thôn, làng vùng đệm ở huyện K’bang, Đăk Đoa, Mang Yang đã nhận khoán 17.950 ha rừng.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh hiện có 9 trạm quản lý bảo vệ rừng nằm rải rác ở các cửa ngõ vào rừng.

Trần Hoá

Ảnh: Nguyễn Ái Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *